CẤP ẨM VÀ DƯỠNG ẨM: PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÙ HỢP VỚI LÀN DA CỦA BẠN?

Một làn da khỏe là nền tảng cho một làn da đẹp, và làn da đẹp đó phải là một làn da đủ ẩm. Khi da thiếu đi độ ẩm cần thiết, sẽ khiến cho da bạn bị khô căng, bề mặt sần sùi, xỉn màu và thậm chí là xuất hiện tình trạng nếp nhăn. Do đó, việc bổ sung và duy trì độ ẩm là bước dưỡng da không thể thiếu. Trên thị trường hiện nay, bạn sẽ thường bắt gặp các sản phẩm có nhãn cấp ẩm (hydrating) và dưỡng ẩm (moisturizing). Mặc dù đều góp phần củng cố hàng rào bảo vệ da, nhưng cấp ẩm và dưỡng ẩm lại là hai phương pháp với cơ chế hoạt động và vai trò riêng biệt. Vậy làm thế nào để phân biệt và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho làn da bạn? Hãy cùng MEDiCARE khám phá sâu hơn về hai khái niệm quan trọng này nhé!

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Cấp Ẩm Là Gì?

Cấp ẩm là quá trình tập trung vào việc bổ sung trực tiếp lượng nước cho lớp trên cùng của da, đặc biệt là lớp sừng (stratum corneum) bằng cách sử dụng sản phẩm chứa hàm lượng nước lớn. Các sản phẩm này thường có kết cấu mỏng nhẹ, gốc nước và chứa chất làm ẩm (humectant). Các hoạt chất tiêu biểu: Glycerin, Hyaluronic Acid (HA), Urea, Lactic Acid, Sodium PCA, Panthenol (Vitamin B5).

Cơ chế hoạt động: Các hoạt chất này hút các phân tử nước từ môi trường hoặc đẩy nước từ tầng hạ bì lên trên lớp sừng của da, giúp cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô căng, mẩn đỏ hoặc bong tróc mà không gây cảm giác nặng nề hoặc nhờn rít, giúp da trở nên căng mọng và đàn hồi hơn.

Dạng sản phẩm phổ biến: Serum gốc nước, toner, xịt khoáng

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Dưỡng Ẩm Là Gì?

Trái ngược với cấp ẩm, dưỡng ẩm tập trung vào việc tăng cường và củng cố hàng tạo độ ẩm trên bề mặt da. Các sản phẩm dưỡng ẩm thường chứa thành phần gốc dầu, giúp tạo ra một lớp màng trên bề mặt da để ngăn chặn sự bay hơi của nước, duy trì độ ẩm mịn, căng mọng của làn da, đồng thời củng cố hàng rào lipid tự nhiên của da.

Bảng thành phần thường có khóa ẩm (occlusive) như bơ hạt mỡ, Petrolatum, Aquaphor, Lanolin… và chất làm mềm (emollient) như dầu jojoba, Ceramides, Isopropyl Isostearate, Stearic Acid… Theo đó, chất khóa ẩm hoạt động như một “lá chắn” đóng vai trò khóa chặt các tinh chất khi thấm vào da, ngăn chặn độc tố và các tác nhân gây hại từ môi trường. Trong khi đó, chất làm mềm có tính dịu nhẹ, củng cố hàng rào độ ẩm, làm dịu tình trạng da khô và kích ứng.

Dạng sản phẩm phổ biến: Kem dưỡng (cream), dầu dưỡng (face oil), balm.

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Cấp Ẩm Và Dưỡng Ẩm: Phương Pháp Nào Phù Hợp Với Làn Da Của Bạn Hơn?

Trên thực tế, không có phương pháp nào “hơn” phương pháp nàoDù cấp ẩm và dưỡng ẩm có cách hoạt động khác nhau, song các hoạt chất có trong bảng thành phần vẫn giúp cấp nước cho da, khóa ẩm và cải thiện bề mặt, kết cấu của da. Trong vài trường hợp, bạn có thể kết hợp cả hai sản phẩm nhằm đảm bảo độ ẩm cho da. Tuy nhiên, việc nắm rõ loại da và tình trạng hiện tại sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa sản phẩm hoặc kết hợp cả 2 vào quy trình chăm sóc da hằng ngày.

Đối với làn da khô, da mất nước:

Da khô là da đặc trưng bởi việc thiếu lipid (dầu) dẫn đến khả năng tự nhiên giữ ẩm kém. Bạn thường sẽ cảm thấy da căng, thô ráp, dễ bong tróc và có thể có vảy. Làn da này cần cả cấp ẩm để bổ sung nước và đặc biệt cần dưỡng ẩm để cung cấp dầu, củng cố hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa mất nước.

Xem thêm: Review top 5 kem dưỡng ẩm cho da khô chất lượng được tin dùng

Khác với da khô, da mất nước thường do tác động từ các yếu tố khách quan hút ẩm ra khỏi da như thời tiết khô hanh, tiêu thụ nhiều thức uống có cồn, cafe,... theo thời gian khiến da bị xỉn màu, dễ kích ứng. Vì vậy sử dụng các loại kem dưỡng có kết cấu đặc sẽ giúp hạn chế thất thoát độ ẩm, cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ da.

Đối với làn da dầu:

Nhiều người lầm tưởng da dầu không cần dưỡng ẩm, nhưng thực tế, da dầu thường bị mất nước dẫn đến việc tuyến bã nhờn phải hoạt động liên tục để bù đắp, tiết dầu nhiều hơn.

Da dầu cần được cấp ẩm bằng các sản phẩm mỏng nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông, chứa HA, Niacinamide. Khi chọn sản phẩm, bạn nên chọn sản phẩm có kết cấu gel hoặc lotion nhẹ, tránh các thành phần quá đặc hoặc chứa dầu khoáng, vitamin E liều lượng cao có thể gây bí da.

Glycolic Acid và Retinol cũng là những hoạt chất tốt cho da dầu mụn nhưng có thể làm da khô hơn, do đó việc kết hợp cấp ẩm là cần thiết.

Xem thêm: Top 7 kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn được ưa chuộng nhất 2025

Đối với da nhạy cảm, dễ kích ứng:

Sự cân bằng tinh tế giữa cấp ẩm và dưỡng ẩm. Ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ, không hương liệu, không cồn. Bạn có thể dưỡng ẩm với các sản phẩm có chứa Ceramide, Niacinamide để củng cố hàng rào bảo vệ da

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Cách Nhận Biết Làn Da Cần Cấp Ẩm Và Dưỡng Ẩm

Làn da cần được cấp ẩm

Thời tiết hanh khô, môi trường sử dụng máy lạnh… có thể khiến da mất nước, thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dẫn đến lỗ chân lông “nảy nở” và tiết ra lượng dầu nhiều hơn. Không những thế, các nếp nhăn nhỏ cũng dần lộ rõ hơn, quầng thâm mắt sẽ sẫm màu và trũng sâu hơn khi da không đủ độ ẩm. Lúc này, làn da cần được cấp ẩm để phục hồi tính đàn hồi, duy trì sự mịn màng, tươi tắn.

Các yếu tố từ môi trường bên ngoài dễ khiến da bị mất nước, dẫn đến làn da xỉn màu, kém tươi tắn.

Bạn có thể kết hợp serum, kem dưỡng chứa Hyaluronic Acid, Vitamin B3 vào quy trình chăm sóc da để làn da được đảm bảo độ ẩm và trông căng mọng hơn. Thành phần Glycerin có trong các sản phẩm cấp ẩm có thể được sử dụng cho mọi loại da, phù hợp cho da dầu và dễ lên mụn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xịt khoáng với các bọt khí nhanh chóng thẩm thấu vào da, tăng cường độ ẩm tức thì.

Xây dựng quy trình dưỡng da có sự cân bằng giữa các hoạt chất để làn da được chăm sóc và bảo vệ tối ưu.

Bên cạnh đó, các hoạt chất acid, Retinol giúp mang lại “sự diệu kỳ” cho nhiều vấn đề về da, nhưng chúng có thể làm da bạn trở nên khô hơn. Nếu nhận thấy da có dấu hiệu mất nước hoặc bị kích ứng, bạn nên giảm tần suất tẩy tế bào chết hay sử dụng nồng độ hoạt chất cao, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da với những sản phẩm có độ pH thấp, dịu nhẹ, chứa thành phần Ceramide và Niacinamide. Hơn hết, bạn nên xây dựng quy trình dưỡng da có sự cân bằng giữa các hoạt chất để làn da được chăm sóc và bảo vệ tối ưu.

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Làn da cần được dưỡng ẩm

Nếu có biểu hiện sần sùi, bong tróc, xỉn màu, trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng hơn thì đó là tín hiệu làn da cần được dưỡng ẩm. Nguyên nhân là sự đặc trưng của nền da khô, khi lượng dầu tiết ra không đủ để duy trì độ ẩm trên da. Khi đó, bạn nên bổ sung kem dưỡng ẩm vào quy trình chăm sóc da, hoặc củng cố hàng rào độ ẩm bằng cách cấp ẩm trước và dưỡng ẩm sau. Bởi cơ chế dưỡng ẩm sẽ đóng vai trò như một “lớp khiên bảo vệ”, giữ các thành phần ở lại dưới bề mặt, ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp da ngậm nước và căng mịn hơn.

Hơn hết bạn nên tập trung dưỡng ẩm vào ban đêm, bởi đây là lúc quá trình thải độc và phục hồi da diễn ra, tạo điều kiện cho các thành phần hoạt tính thẩm thấu vào da hiệu quả hơn so với việc dưỡng ẩm vào buổi sáng. Nhiều loại kem dưỡng ẩm ban đêm thường chứa các thành phần chống lão hóa như Retinol hoặc Peptide, kích thích sản sinh collagen, làm mờ các nếp nhăn, vết chân chim. Ngoài ra, việc thoa kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa mất độ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường.

cap-am-va-duong-am-phuong-phap-nao-phu-hop-voi-lan-da-cua-ban

Bạn nên tập trung dưỡng ẩm vào ban đêm, bởi đây là lúc quá trình thải độc và phục hồi da diễn ra, tạo điều kiện cho các thành phần hoạt tính thẩm thấu vào da hiệu quả hơn.

Việc cân bằng giữa cấp ẩm và dưỡng ẩm rất quan trọng đối với mọi loại da, dù bạn sở hữu làn da khô, da dầu, da hỗn hợp hay da nhạy cảm. Các sản phẩm cấp ẩm và dưỡng ẩm hầu như không gây ra hiện tượng kích ứng. Dẫu vậy, bạn vẫn nên thử nghiệm, “lắng nghe” làn da để tìm ra sản phẩm thích hợp, nhằm tối ưu hóa hiệu quả quy trình chăm sóc da hằng ngày.